399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sự kiện
  • Gia công lồng thép cho cây cầu Nhật Tân

Gia công lồng thép cho cây cầu Nhật Tân

Theo như dự kiến thì cây cầu Nhật Tân sẽ là cây cầu day văng 5 nhịp đầu tiền ở Châu Á và cũng là nút giao thông cực kỳ quan trọng sẽ sớm hoàn thành. Các công đoạn xây dựng, lắp ráp, và gia công lồng thép được diễn ra ngày đêm để có thể hoàn thành xong cây cầu này sơm nhất có thể.

 

Việc hoàn thành cây cây cầu này sẽ là một nút giao thông cực kì quan trọng trong việc giao thông nối liền 2 khu vực quan trọng. Và hơn hết cây cầu này chứng minh cho tình bằng hưu Việt Nam và Nhật Bản.  Hiện tại, công việc  của các lao động đang thi công cầu là gia công lồng thép và chuẩn bị những bước xây dựng quan trọng cho cây cầu.

Dự kiến hoàn thành và sẽ thông xe vào cuối năm 2013, cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng liên tục năm nhịp đầu tiên ở châu Á - sẽ là nút giao thông quan trọng cũng đồng thời là điểm nhấn kiến trúc của thủ đô Hà Nội.

Cầu Nhật Tân nằm trên đường vành đai II của TP Hà Nội, bắt đầu tại khu vực Phú Thượng (quận Tây Hồ), sau khi vượt sông Hồng, sẽ cắt quốc lộ 5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi vượt qua sông Thiếp và kết thúc ở điểm giao đường Nam Hồng. Theo thiết kế, cầu gồm năm trụ tháp tượng trưng cho năm cửa ô Thăng Long – Hà Nội, đồng thời cũng là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.

Với chiều dài gần 9 km, rộng hơn 33 m, cầu được thiết kế dành cho tám làn xe và phần cầu dây văng liên tục năm nhịp, mỗi nhịp 300m. Năm trụ tháp cao 111 m bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực trên nền móng vòng vây cọc ống thép (công nghệ mới lần đầu áp dụng ở nước ta), còn các mố trụ khác bằng BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi.

 Theo Phó giám đốc dự án Đinh Lê Thông, hai gói 1 và 3, hằng ngày có khoảng 800 công nhân lao động thi công suốt ngày đêm. Ở gói thầu số 1, liên danh nhà thầu IHI và SMCC đã hoàn thành xây dựng hệ thống đường tạm, nhà điều hành thi công trên bãi nổi giữa sông Hồng, lắp đặt xong bốn trạm trộn bê-tông, năm cẩu tháp để thi công trụ tháp, hai cẩu tháp phục vụ gia công lồng thép, hai bến tàu tạm và hệ thống ván khuôn trượt thi công trụ tháp.

Ông Susumu Yanase, Phó giám đốc dự án gói thầu 1 (thuộc SMCC) cho biết, có 16 chuyên gia Nhật Bản cùng 20 chuyên gia người nước ngoài và 150 kỹ sư, công nhân Việt Nam chia làm ba ca, làm việc suốt 24/24 giờ. Ông nhận xét, các kỹ sư, công nhân Việt Nam nắm bắt công nghệ mới rất nhanh. Công nghệ móng vòng vây cọc ống thép đã được SMCC triển khai ở Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a, nhưng hố móng quy mô lớn nhất chính là cầu Nhật Tân.

GPMB luôn là khó khăn lớn, đến nay, gói thầu 1 vẫn còn gần 0,6 ha đất thổ cư của 39 hộ và 8 hộ thuê đất thầu gần sát trong và ngoài đê Tả Hồng chưa được bàn giao. Gói thầu số 2 vẫn còn khoảng 10% diện tích đất thổ cư, thuộc phạm vi lõi hoa thị, đảo cỏ của gần 300 hộ dân chưa được giải toả. khiến gói 2 đình trệ một thời gian dài. Khu vực nút giao Vĩnh Ngọc đã có mặt bằng, nhưng chưa thể thi công trụ P4 do vướng đường điện cao thế 110 kV. Từ nút Vĩnh Ngọc về đến cuối tuyến mặt bằng ở dạng 'xôi đỗ', rất khó triển khai thi công đồng loạt.

thành. Trong khi đó, tại hai gói cầu dẫn, đường dẫn hai đầu cầu vẫn gặp nhiều vướng mắc. Tình trạng hoàn thành xong cầu mà không có đường dẫn lên cầu có nguy cơ lặp lại cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng.

Cầu Nhật Tân sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản lớn nhất nước ta hiện nay (hơn 13.626 tỷ đồng) thông qua Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) theo hình thức vốn vay đặc biệt (STEP) và một phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án xây dựng cầu và đường hai đầu cầu do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải - GTVT) làm đại diện chủ đầu tư; phần giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư do Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn (UBND thành phố Hà Nội) làm đại diện chủ đầu tư.