399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Ưu và nhược điểm bánh xe đẩy hàng PU

Ưu và nhược điểm bánh xe đẩy hàng PU

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại bánh xe đẩy hàng làm từ những chất liệu khác nhau. Mỗi loại chất liệu xe đẩy hàng phù hợp với các môi trường, bề mặt tiếp xúc khác nhau. Tuy nhiên loại bánh xe đẩy hàng nào càng đa dạng về môi trường sử dụng thì cũng càng thu hút được sự lựa chọn của người khách hàng.

 

Đa số các loại bánh xe đẩy hàng hiện nay có chất liệu từ thép, kim loại, cao su và nhựa. Mới đây bánh xe đẩy hàng bằng nhựa PU ra đời như cởi được một nút thắt lớn cho nhu cầu của người sử dụng, nó nhanh chóng chiếm lĩnh được phần lớn thị trường bánh xe đẩy hàng hiện nay. Loại bánh xe đẩy hàng này đã tránh được những hạn chế mà bánh xe kim loại mang lại, đồng thời lại khắc phục được những tồn tại mà bánh xe đẩy hàng bằng cao su mắc phải.

Là một loại bánh xe đẩy hàng tiên tiến hiện nay, bánh xe bằng nhựa PU làm từ chất liệu nhựa mềm nên không để lại các vết trầy xước trên mặt sàn đồng thời bánh xe có độ cong thích hợp giúp linh hoạt khi người sử dụng muốn chuyển hướng hay quay đầu. Loại bánh xe này có khả năng hấp thụ được sự rung lắc khi di chuyển đảm bảo cho hàng hóa ổn định, an toàn, và tránh các khả năng gây ra tiếng ồn do ma sát với bề mặt tiếp xúc. Loại bánh xe đẩy hàng bằng nhựa PU thường được sử dụng trong khách sạn, siêu thị, các cơ sở y tế, bệnh viện hay trường học, đây là những môi trường được khuyên sử dụng.

Tuy nhiên, loại bánh xe đẩy hàng này cũng có những nhược điểm của nó, vì làm bằng nhựa PU nên khả năng chịu được tải trọng lớn là không cao, khi sử dụng loại bánh xe đẩy hàng bằng nhựa PU trong vận chuyển công nghiệp cũng cần hết sức lưu ý. Đồng thời, khả năng chịu nhiệt của loại nhựa này cũng hạn chế, nếu ở môi trường nhiệt độ quá cao thì bánh xe cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, lời khuyên khi sử dụng bánh xe đẩy hàng bằng nhựa PU là dùng trong các môi trường bên trong thì nó sẽ phát huy được tính hiệu quả tối ưu.