399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Gánh nặng trong ngành vận tải quốc tế

Gánh nặng trong ngành vận tải quốc tế

Thông thường, khoản chi phí này được quy định sẽ hạch toán vào cuối năm và được phân bổ trong 5 năm nếu việc phân bổ hoàn toàn trong năm nay khiến DN lỗ. Nếu không có gì thay đổi về hướng dẫn thay đổi cách hạch toán, tác động của những đợt điều chỉnh tỷ giá sẽ nặng nề đối với hầu hết các DN bên cạnh gánh nặng từ chi phí lãi vay.

Hiện nay, các DN vận tải nội địa vẫn đang hoạt động khó khăn, nguồn thu từ hoạt động chính chỉ đủ bù đắp các chi phí cố định, tài chính; phần thặng dư tạo ra cũng khá khiêm tốn. Do đó, kết quả kinh doanh quý II của một số DN VTB biến động mạnh so với quý I.

Theo thống kê của CTCK Rồng Việt, trong 18 DN VTB niêm yết, có 4 DN lỗ trong quý II, 7 DN có lợi nhuận sau thuế quý II sụt giảm so với quý I. Cũng có một số DN có mức tăng trưởng khá so với quý I như GMD, PVT, VSC, VST. Thế nhưng, nhìn chung, mức độ hiệu quả hoạt động của các DN vẫn chưa cao, thể hiện qua chỉ số ROE và ROA chung của ngành trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ khoảng 1% và 4%.

Đứng trước thách thức này, phần lớn các DN bắt đầu đẩy nhanh quá trình thanh lý tàu cũ để đem lại nguồn thu, đồng thời giải quyết bài toán lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn. Các khoản thu nhập này mang tính đột biến rất cao nhưng sẽ khiến cơ cấu thu nhập của các DN không thật sự lành mạnh và bền vững. Một số DN có thu nhập từ thanh lý tàu trong trong năm nay là VST, VNA, VIP, VOS, VSP.

Thực tế, thách thức lớn nhất đối với các DN VTB trong nước hiện nay chính là vấn đề tỷ giá. Bên cạnh chi phí lãi vay, 2 lần điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ vào tháng 2 và tháng 8 đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của các DN.

vận chuyển đường biển

Thông thường, khoản chi phí này được quy định sẽ hạch toán vào cuối năm và được phân bổ trong 5 năm nếu việc phân bổ hoàn toàn trong năm nay khiến DN lỗ. Nếu không có gì thay đổi về hướng dẫn thay đổi cách hạch toán, tác động của những đợt  điều chỉnh tỷ giá sẽ nặng nề đối với hầu hết các DN bên cạnh gánh nặng từ chi phí lãi vay.

Điều này khiến việc dự báo kết quả kinh doanh cuối năm của các DN trở nên khó khăn do phụ thuộc vào cách thức hạch toán chủ quan của ban lãnh đạo. Trong bối cảnh khó khăn này, DN vận chuyển đường biển nào có chiến lược đầu tư tàu đúng thời điểm sẽ có nhiều lợi thế hơn các DN khác về chi phí lãi vay cũng như khấu hao tài sản. Thống kê cho thấy, VNA hiện là DN có suất đầu tư tốt nhất là 500USD/DWT, kế đến VST 570USD/DWT.