399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Doanh nghiệp
  • Lưu ý khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Lưu ý khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chọn thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là sự lựa chọn thể hiện được tầm nhìn xa của doanh nghiệp trong thời buổi nền kinh tế hội nhập với thế giới. Nhưng, khi lựa chọn hướng đi này thì bạn nên tìm hiểu rõ về những thông tin liên quan đối với ngành nghề này để có được lựa chọn đúng đắn nhất.

Việc thành lập doanh nghiệp giờ đây đơn giản hơn rất nhiều bởi vì các doanh nghiệp đã có được sự hỗ trợ tốt nhất từ dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người chọn dịch vụ này để hợp tác.

Lưu ý khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bạn có biết là kinh doanh xuất nhập khẩu có rất nhiều hình thức hay không? Theo quy định của pháp luật thì sẽ có 3 hình thức là : Gia công hàng xuất khẩu; Xuất khẩu trực tiếp; Xuất khẩu uỷ thác. Vì thế mà khi bạn lựa chọn hình thức kinh doanh nào để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì bạn cần có sự cân nhắc về thuận lợi và khó khăn của nó để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho mình.

Đối với gia công hàng xuất khẩu

Đây là một phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu phổ biến trong thương mại quốc tế.Lựa chọn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác được nhiều lợi thế của cả  bên đặt gia công và bên nhận gia công. Với loại hình này thì nó không có quá nhiều nhược điểm nhưng không phải là ai cũng có thể lựa chọn nó để phát triển việc kinh doanh.

Đối với hình thức xuất khẩu uỷ thác

Loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu này sẽ có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức mà bạn cần phải nắm được để có sự chuẩn bị tốt nhất. Cụ thể bản chất của hình thức kinh doanh này như sau:

- Thuận lợi: Kinh doanh theo hướng này thì doanh nghiệp không gặp gánh nặng về vốn kinh doanh vì hoạt động kinh doanh này không cần phải bỏ vốn kinh doanh mà vẫn có lợi nhuận. Lợi nhuận này chính là phần trăm hoa hồng cho xuất khẩu đối với công ty uỷ thác xuất khẩu. Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng không tốn nhiều chi phí cho các công việc như : nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán …. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh rất lớn.

- Khó khăn:  Không có gì dễ mà có thể có lợi nhuận cao. Đó là lý do mà nếu bạn chọn hình thức kinh doanh này thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao và bạn cũng  không bảo đảm tính chủ động . Bên cạnh đó thì thị trường và nguồn khách hàng sẽ không nhiều để bạn có thể hợp tác.

Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp

- Thuận lợi:  Tính chủ động trong kinh doanh cao và doanh nghiệp cũng có khả năng thâm nhập vào thị trường được dễ dàng hơn vì vốn kinh doanh mình tự bỏ ra. Phương thức kinh doanh này sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao và có thể nâng cao hình ảnh, thương hiệu nếu doanh nghiệp hoạt động tốt. Từ đó, cơ hội phát triển sẽ mở rộng hơn nhiều.

- Khó khăn: Hoạt động kinh doanh này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Đó là lý do mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Tùy theo từng hình thức kinh doanh xuất, nhập khẩu khác nhau mà bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn  hay có được cơ hội kinh doanh khác nhau. Vì thế mà khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì bạn cần phải tìm hiểu vấn đề để đưa ra quyết định chính xác nhất.