399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Kiểm định an toàn bình chịu áp lực để tránh sự cố xảy ra

Kiểm định an toàn bình chịu áp lực để tránh sự cố xảy ra

Như chúng ta biết, bình chịu áp lực có áp suất rất cao, nếu không được kiểm định an toàn thường xuyên sẽ có nguy cơ gây cháy nổ. Lúc đó thì thiệt hại về người và của thường rất lớn.

Vậy công tác kiểm định được tiến hành khi nào? Công tác kiểm định sẽ được chia ra làm ba chế độ. Chế độ thứ nhất là kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Chế độ thứ hai là thực hiện kiểm định hệ thống bình khi đã sử dụng được một thời gian. Chế độ thứ ba là tieps nhận sự kiểm tra bất thường của cơ quan chức năng nhà nước, hoặc kiểm định khi bình có hiện tượng hỏng hóc. Qúa trình diễn ra rất nhanh gọn với 5 bước theo thứ tự: kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan một cách đầy đủ, chi tiết; kiểm tra kĩ thuật bên trong – bên ngoài; kiểm tra độ kín (trường hợp này được thực hiện đối với chất độc hại); sau cùng là kiểm tra vận hành.

Khi tiến hành kiểm định, kiểm định viên sẽ thực hiện kiểm tra đối chiếu hồ sơ, nếu các tài liệu trùng khớp, sẽ tiến hành kiểm định kĩ thuật bên ngoài, bên trong. Kĩ thuật này được cho là đạt khi: bên ngoài bình không có vết ranh nứt, không bị móp méo; các bộ phận không cóa dấu hiệu của sự ăn mòn (không bị hoen rỉ). Hệ thống chống tia sét phải được đảm bảo hoạt động tốt (đặc biệt là vào mùa mưa). Độ kín của bình được cho là đạt chuẩn khi phép thử thủy lực có các thông số theo tiêu chuẩn quốc gia.

Sau khi các quá trình trên được hoàn tất, thì công việc cuối cùng là đánh giá kiểm định an toàn, sau năm ngày sẽ có giấy chứng nhận kiểm định. Chu kì này sẽ được tiến hành lặp đi lặp lại sau 3 năm đối với khám xét bên ngoài, sau sáu năm đối với toàn bộ tiến trình. Riêng vận hành bình cần được kiểm tra một năm một lần, để đảm bảo an toàn trong lao động. Nếu có quyết định rút ngắn quy trình, thì kiểm định viên phải ghi rõ lí do rút ngắn trong văn bản.